Menu
Hotline

0902972268

Email

lien.dai.ichi@gmail.com

Hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm

HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ
 

Điều 87. Xây dựng, thiết kế, phát triển và cung cấp sản phẩm bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm.
2. Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán của Việt Nam;
b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm;
c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phương thức trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;
d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, tương ứng với điều kiện, trách nhiệm bảo hiểm và bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, trừ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được chủ động cung cấp sản phẩm bảo hiểm dưới các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Thông qua giao dịch điện tử;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều này và việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 88. Sản phẩm bảo hiểm có sự hỗ trợ của Nhà nước

1. Việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh, xã hội được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thông qua một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Đơn giản hoá thủ tục hành chính;
b) Tuyên truyền các chính sách bảo hiểm;
c) Thiết lập các quỹ rủi ro bảo hiểm;
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm, giám định tổn thất, bồi thường bảo hiểm;
đ) Thiết lập các kênh phân phối theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; 
e) Hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, kinh phí hỗ trợ được bảo đảm từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm hoặc các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; 
g) Xây dựng cơ chế liên kết hợp tác, chia sẻ thông tin quản lý, giám sát giữa các Bộ, ngành có liên quan để triển khai liên kết, hợp tác về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với định hướng phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 89. Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, quỹ rủi ro bảo hiểm 

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài dưới hình thức tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. 
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm phải đạt kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể đồng bảo hiểm trên cơ sở cùng thống nhất giao kết với bên mua bảo hiểm trên một hợp đồng bảo hiểm, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận phí bảo hiểm và bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tham gia đồng bảo hiểm phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này.
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện chi hỗ trợ nhân đạo và các hoạt động khác nhằm tăng cường thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý tập trung; cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể thỏa thuận thành lập quỹ rủi ro bảo hiểm để phân tán, chia sẻ bảo hiểm cho những rủi ro lớn, rủi ro mang tính thảm họa hoặc rủi ro mới phát sinh chưa được hoặc ít được bảo hiểm trên thị trường. Các thỏa thuận thành lập quỹ rủi ro bảo hiểm có sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ; trường hợp có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm.

Điều 90. Hoạt động thuê ngoài 

1. Hoạt động thuê ngoài là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một phần quy trình, hoạt động, trừ các hoạt động sau đây:

a) Kiểm soát nội bộ; 
b) Kiểm toán nội bộ; 
c) Quản trị rủi ro; 
d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2. Trường hợp thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài, trong đó có các quy định về phạm vi các hoạt động có thể thuê ngoài, khung đánh giá rủi ro liên quan, tiêu chí phê duyệt các hợp đồng thuê ngoài và điều kiện đối với bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phê duyệt; 
b) Thiết lập quy trình thuê ngoài, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thuê ngoài và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh từ việc thuê ngoài, đặc biệt là rủi ro liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm; 
c) Tạm dừng thực hiện, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động thuê ngoài trong trường hợp phát hiện hoạt động thuê ngoài có ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
d) Có phương án dự phòng bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm đối với hoạt động thuê ngoài theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài;
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong quá trình thực hiện thỏa thuận thuê ngoài nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài. Bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài phải bảo đảm tự thực hiện tối thiểu 75% giá trị công việc nhận thuê ngoài; trường hợp thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải bảo đảm không làm thay đổi các trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
e) Bảo mật dữ liệu và thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật;
g) Theo dõi, hạch toán tách biệt đối với hoạt động thuê ngoài.

3. Hợp đồng thuê ngoài phải được lập thành văn bản và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Phạm vi, nội dung của hoạt động thuê ngoài;
b) Thời gian, địa điểm thực hiện hoạt động thuê ngoài;
c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;
d) Tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng kết quả thực hiện hoạt động thuê ngoài;
đ) Cơ chế, trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động thuê ngoài;
e) Phương án dự phòng, khắc phục thiệt hại, bồi thường của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận trong hợp đồng thuê ngoài;
g) Cơ chế giám sát, kiểm soát và kiểm toán việc thực hiện hoạt động thuê ngoài của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài; yêu cầu bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài theo dõi, hạch toán tách biệt giữa hoạt động nhận thuê ngoài từ lĩnh vực bảo hiểm với các hoạt động khác, giữa các hoạt động nhận thuê ngoài từ các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác nhau;
h) Quy định về việc hạn chế ký hợp đồng thầu phụ;
i) Cơ chế bảo mật dữ liệu và thông tin khách hàng;
k) Phương thức giải quyết tranh chấp.
 

Tin liên quan

Trách nhiệm công khai thông tin
Trách nhiệm công khai thông tin
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm bắt buộc phải công khai minh bạch thông tin theo quy định trong luật kinh doanh bảo hiểm.

Khả năng thanh toán, an toàn tài chính trong kinh doanh bảo hiểm
Khả năng thanh toán, an toàn tài chính trong kinh doanh bảo hiểm
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, yếu tố an toàn tài chính và khả năng thanh toán rất quan trọng. Tuy nhiên rủi ro trong kinh doanh vẫn xảy ra dẫn tới việc doanh nghiệp phá sản, giải thể, khi đó sẽ có những biện pháp can thiệp để bảo...

Quy định về báo cáo tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Quy định về báo cáo tài chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Bộ tài chính quy định chi tiết về nguồn tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm: nguồn vốn, quỹ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn, ký quỹ nguồn vốn, báo cáo tài chính..

Chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
Chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp: giải thể, chấm dứt hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động...



Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm
Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm
Quy định về giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam thông qua bộ Luật kinh doanh bảo hiểm được áp dụng từ ngày 01/01/2023

Xem thêm:

Liên hệ tư vấn hợp đồng bảo hiểm!
TVBHNT
Trụ sở chính: Tòa nhà Dai-ichi Life
149-151 Nguyễn Văn Trỗi, phường 11,
Quận Phú Nhuận, Tp. HCM
 
Văn phòng Dai-ichi Life Hóc Môn
92/5 Lê Lợi, ấp Dân Thắng 2,
Tân Thới Nhì, Hóc Môn, Tp. HCM
Liên hệ

Thùy Liên:     093 304 9 304

Trần Mai:       0783 61 61 89

Hoàng Phúc:  0901 392 852

Fanpage
Bản quyền thuộc về TVBHNT

 

To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon